Tip:
Highlight text to annotate it
X
CHUYỆN ĐỒ ĐẠC
CHUYỆN ĐỒ ĐẠC với sự tham gia của Annie Leonard
Bạn có cái này không?
Tôi bị ám ảnh với cái iPod này.
Thật ra tôi bị ám ảnh với tất cả đồ đạc của mình.
Đã bao giờ bạn tự hỏi đồ đạc ta mua ở đâu ra
và sẽ đi đâu khi bị vất đi?
Tôi không thể ngừng nghĩ về việc này. Nên tôi thử tìm hiểu.
Theo sách vở thì, đồ đạc đi qua một hệ thống
từ khâu khai thác đến sản xuất qua phân phối rồi tiêu thụ và cuối cùng là tiêu huỷ.
Tựu chung lại là nền kinh tế vật dụng. Nhưng tôi muốn biết nhiều hơn thế.
Thực ra, tôi đã dành 10 năm đi vòng quanh thế giới,
tìm hiểu xem đồ đạc từ đâu ra và sẽ về đâu.
Và tôi phát hiện ra rằng, lý giải trên không đầy đủ.
Cách giải thích này có nhiều thiếu sót.
Thoạt nhìn hệ thống này có vẻ ổn.
Nhưng thật ra nó đang bị lung lay.
Lý do là vì đây là một hệ thống vô hạn
trong khi Trái Đất lại hữu hạn
và không thể vận hành một hệ thống vô hạn trên một hành tinh hữu hạn mãi được.
Hệ thống này tương tác với thế giới thực qua từng bước.
Không phải như trên một tờ giấy trắng.
Nó tương tác với xã hội, kinh tế, văn hoá, môi trường.
Và nó đang phá vỡ những giới hạn mà ta không thấy hết vì sơ đồ này chưa hoàn chỉnh.
Hãy thử nhìn lại và điền vào những chỗ còn thiếu sót.
Một trong những thiếu sót quan trọng nhất chính là con người.
Con người sống và làm việc trong hệ thống này.
Trong đó, tiếng nói của một số người có trọng lượng hơn những người khác.
Họ là ai?
Đầu tiên là Chính phủ.
Bạn bè bảo tôi nên dùng xe tăng để đại diện cho Chính phủ
Và điều này đúng ở nhiều nước
nơi phần lớn tiền thuế được chi cho quân đội.
Nhưng tôi sẽ dùng hình ảnh con người
bởi tôi muốn giữ hình ảnh và giá trị thực của một Chính phủ
của dân, do dân và vì dân.
Nhiệm vụ của chính phủ là đảm bảo cuộc sống cho người dân.
Tiếp theo là các tập đoàn.
Lý do các tập đoàn trông “to” hơn Chính phủ
là vì thực sự nó to hơn Chính phủ.
Trong 100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới, có đến 51 tập đoàn.
Cùng với sự lớn mạnh của các tập đoàn, chính phủ cũng thay đổi một chút
trong việc quan tâm hơn đến lợi ích của các tập đoàn
hơn là đến chúng ta.
OK, còn thiếu gì nữa nhỉ?
Ta bắt đầu với “khai thác”
một từ hoa mỹ cho việc lạm dụng tài nguyên
hay chính là việc phá hoại môi trường.
Khai thác nghĩa là chặt cây, phá rừng để lấy tài nguyên nào đó
hay làm cạn kiệt nguồn nước và xoá sổ các loài động vật.
Chúng ta đang phá vỡ những giới hạn.
Tài nguyên dần cạn kiệt, trong khi chúng ta lại tiêu thụ quá nhiều.
Tôi biết điều này khó nghe nhưng chúng ta phải đối mặt với nó.
Nội trong 3 thập kỉ qua,
1/3 tài nguyên trên Trái Đất đã bị khai thác. Một phần ba!
Chúng ta đang chặt, phá, xới, xả khắp nơi.
Nhanh đến nỗi chúng ta đang phá hoại cái nôi sự sống của chính mình.
Ở Mỹ, chỉ còn chưa tới 4% rừng nguyên sinh
40% nguồn nước không thể uống được nữa.
Vấn đề không chỉ là chúng ta đang dùng quá nhiều
Mà còn lấn sang phần của người khác. Nước Mỹ chiếm 5% dân số thế giới
nhưng dùng tới 30% tài nguyên và thải ra 30% rác thải toàn cầu.
Nếu ai cũng tiêu xài như vậy thì phải cần 3 đến 5 quả đất.
Nhưng Trái đất thì chỉ có một.
Vài quốc gia có cách giải quyết thật đơn giản: dùng đồ của người khác!
Đây là Thế giới thứ Ba, mà vài người cho là
“tài nguyên của chúng ta, chỉ có điều nằm trên đất người khác.”
Nghĩa là sao? Giống nhau cả thôi: phá hoại Trái đất.
75% vùng đánh cá đang bị khai thác bằng hoặc vượt mức cho phép
80% rừng nguyên sinh đã biến mất.
Ở Amazon, cứ 1 phút lại có 2.000 cây mất đi
rộng bằng bảy sân bóng đá.
Vậy còn người dân ở đây thì sao?
Theo họ thì những tài nguyên này không thuộc về người dân ở đây.
Dù đã sống ở đây hàng thế hệ, họ không nắm giữ phương thức sản xuất
cũng như ít mua sắm. Mà trong hệ thống này,
nếu bạn không sắm sửa nhiều, bạn không có giá trị.
Tiếp theo, nguyện liệu được chuyển tới khâu “sản xuất”, tại đây năng lượng được dùng để
trộn chất độc với tài nguyên thiên nhiên, tạo ra những sản phẩm độc hại.
Có hơn 100.000 hóa chất tổng hợp đang được sử dụng trong thương mại.
Chỉ một phần nhỏ được kiểm nghiệm về ảnh hưởng đến sức khoẻ
và tất cả đều chưa được kiểm tra về tác dụng phụ
khi tiếp xúc với những chất khác mà chúng ta gặp hàng ngày.
Nên không thể biết hết ảnh hưởng của các chất đến sức khỏe và môi trường.
Nhưng có một điều chắc chắn: Chất độc vào. Chất độc ra.
Nếu vẫn tiếp tục đưa chất độc vào dây chuyền sản xuất,
chúng ta sẽ vẫn gặp phải chất độc trong đồ đạc
ở nhà, công sở và trường học. Và cả trong cơ thể nữa.
Như BFR, chất chống cháy.
Chúng giúp đồ vật chịu lửa tốt hơn nhưng lại vô cùng độc hại
ảnh hưởng tới não bộ con người. Chúng ta sử dụng hoá chất này vào việc gì?
Chúng ta bỏ nó vào máy tính, đồ điện, ghế, đệm, thậm chí cả gối.
Tức là, chúng ta ngâm những cái gối vào một hoá chất có hại đến thần kinh
rồi mang về nhà và gối lên đó 8 tiếng mỗi đêm.
Tôi không rõ lắm nhưng tôi tin hoàn toàn có thể
tìm ra một cách tốt hơn để tránh cho đầu mình bốc cháy lúc nửa đêm.
Những chất độc còn xuất hiện trong chuỗi thức ăn và tích tụ trong cơ thể.
Bạn biết thực phẩm nào đứng đầu chuỗi thức ăn
với hàm lượng độc tố tích trữ cao nhất không? Sữa mẹ.
Có nghĩa là thành viên nhỏ tuổi nhất của xã hội, trẻ sơ sinh
đang phải chịu lượng hóa chất độc hại nhất trong đời khi bú sữa mẹ.
Thật là một sự xâm phạm khủng khiếp!
Bú sữa mẹ là điều căn bản nhất trong việc nuôi con
việc đó lẽ ra vô cùng thiêng liêng và an toàn. Bú sữa mẹ vẫn là tốt nhất
và các bà mẹ vẫn nên cho con bú, nhưng chúng ta cần bảo vệ việc đó. Họ cần bảo vệ việc đó.
Tôi cứ tưởng là họ đang bảo vệ chúng ta. Và dĩ nhiên,
những người chịu ảnh hưởng lớn nhất từ chất độc
là công nhân, mà phần nhiều là phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản.
Họ đang làm việc với chất độc ảnh hưởng đến sinh sản và gây ung thư.
Xin hỏi các bạn, người phụ nữ nào ở tuổi sinh sản
lại làm việc tiếp xúc với chất độc ảnh hưởng tới sinh sản
ngoài những người không còn lựa chọn nào khác? Đó là ““vẻ đẹp” của hệ thống này?
Sự suy thoái môi trường và kinh tế ở đây
tạo ra nhiều người không còn lựa chọn về việc làm.
Mỗi ngày trên thế giới có 200.000 người phải rời bỏ nơi
họ đã gắn bó hàng thế hệ để lên thành phố,
sống trong các khu ổ chuột, tìm việc làm, dù việc đó độc hại thế nào.
Như vậy, không chỉ tài nguyên bị lãng phí,
mà cả con người. Cả cộng đồng bị lãng phí.
Vâng, chất độc vào. Chất độc ra.
Nhiều chất độc ra khỏi nhà máy trong các sản phẩm,
Nhưng còn nhiều hơn thế là phế liệu, hay ô nhiễm — ô nhiễm rất nhiều!
Ở Mỹ, nền công nghiệp thừa nhận thải ra 2 triệu tấn chất độc mỗi năm
có thể nhiều hơn nữa vì đó là con số họ khai báo.
Đó là một giới hạn nữa, vì
ai lại muốn thấy và hít 2 triệu tấn chất độc một năm? Vậy họ làm gì?
Họ chuyển các nhà máy ô nhiễm ra nước ngoài. Gây ô nhiễm vùng đất khác!
Nhưng ngạc nhiên chưa, rất nhiều khí độc theo gió quay về.
Vậy, điều gì xảy ra với những tài nguyên đã thành sản phẩm?
À, chúng đến đây, để phân phối.
Phân phối nghĩa là bán tất cả hàng hóa độc hại càng nhanh càng tốt.
Mục đích là giảm giá thành để người ta đổ xô đi mua và lưu thông hàng hóa.
Vậy họ giữ giá thành thấp bằng cách nào? Họ trả nhân công thấp
rồi họ bòn rút tiền bảo hiểm sức khoẻ để giảm chi phí sản phẩm.
Nghĩa là giá thực của sản phẩm không chỉ là số tiền ta bỏ ra.
Nói cách khác, ta chỉ trả một phần cho đồ đạc mình mua.
Một lần tôi đã nghĩ về điều này.
Tôi đang đi thì nảy ra ý muốn nghe đài
nên tôi ghé vào một cửa hàng để mua radio.
Tôi thấy một cái radio bé xinh màu xanh giá 5 đô-la.
Lúc thanh toán tôi đã nghĩ
làm sao 5 đô-la có thể bù được chi phí
sản xuất cái radio và đưa nó đến tay tôi? Kim loại có thể được khai thác ở Nam Phi,
dầu hỏa lấy ở I-rắc, nhựa có lẽ được sản xuất ở Trung Quốc,
tất cả có thể được lắp ráp bởi một cậu bé Mexico 15 tuổi.
5 đô-la thậm chí không trả nổi tiền thuê giá để hàng,
chưa nói đến trả lương cho anh nhân viên giúp tôi chọn cái radio,
hay trả tiền vận chuyển bằng tàu thuỷ và xe tải.
Thế là tôi nhận ra mình đã không trả toàn bộ chi phí cho cái radio. Vậy ai đã trả?
Những người này đã trả bằng tài nguyên cạn kiệt,
Những người này đã trả bằng không khí ô nhiễm cùng tỉ lệ hen suyễn và ung thư tăng.
Trẻ em ở Công-gô trả bằng tương lai. Một số vùng của Công-gô, 30% trẻ em
phải bỏ học đi khai thác coltan,
một kim loại dùng làm đồ điện dùng một lần giá rẻ.
Những người này thậm chí còn phải trả bằng chính sức khoẻ của họ.
Dọc theo hệ thống này, người người làm việc để tôi có thể mua cái radio với giá 5 đô-la.
Và chẳng có sự đóng góp nào được kê khai trong sổ kế toán.
Ðó chính là ý tôi khi nói rằng các công ty bòn rút chi phí sản phẩm.
Và điều này mang chúng ta đến “mũi tên vàng tiêu thụ”.
Tiêu thụ là trái tim vận hành hệ thống này.
Nó quan trọng đến mức bảo vệ nó là ưu tiên của chính phủ và tập đoàn.
Đó là lí do khi nước Mỹ sửng sốt sau sự kiện 11/9
Tổng thống Bush lẽ ra phải có những hành động như:
chia buồn, cầu nguyện, hy vọng. Không. Ông khuyến khích mua sắm. Mua sắm ư?
Nước Mỹ trở thành đất nước tiêu thụ. Người dân trở thành người tiêu dùng,
không phải người mẹ, người thầy, người nông dân, mà là người tiêu thụ.
Cách chính để thể hiện và đánh giá giá trị con người
là xem ta đã đóng góp bao nhiêu vào mũi tên này, đã tiêu thụ bao nhiêu.
Ta mua sắm và mua sắm. Giữ cho hàng hóa lưu thông!
Ðoán xem bao nhiêu hàng hóa còn được dùng 6 tháng sau khi được bán ở Mỹ?
50%? 20%? Không. 1%. Chỉ 1 thôi! Nói cách khác, 99% những gì
ta thu hoạch, khai thác, chế biến, vận chuyển, 99% vật chất qua hệ thống này
trở thành rác trong vòng 6 tháng. Làm thế nào Trái Đất có thể tồn tại
với mức tiêu thụ đó? Trước đây không như vậy.
Một người Mỹ hiện nay tiêu thụ gấp đôi so với 50 năm trước.
Thời của ông bà chúng ta, sự tháo vát và tiết kiệm được đánh giá cao.
Vậy, chuyện này xảy ra thế nào? Không phải tự nhiên mà là có tính toán.
Sau Thế chiến II, các tập đoàn tìm cách để tăng trưởng kinh tế.
Nhà phân tích bán lẻ Victor Lebow đưa ra giải pháp
trở thành tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống.
Ông nói, “nền kinh tế sản xuất khổng lồ đòi hỏi chúng ta phải ‘tiêu thụ hoá’ mọi thứ.
“Nghĩa là chúng ta phải biến mua sắm và tiêu thụ thành thói quen,
“thoả mãn ham muốn tiêu dùng của chúng ta.
“mọi thứ cần được tiêu thụ, đốt cháy, thay thế rồi vứt bỏ với tốc độ không ngừng.”
Năm 1953, ông Cố vấn Kinh tế Hoa kỳ phát biểu:
“Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế Hoa Kỳ là tạo ra ngày càng nhiều hàng tiêu dùng.”
Nhiều hàng tiêu dùng ư?
Không phải là y tế, giáo dục, an toàn giao thông
hay phát triển bền vững hoặc công bằng? Là tiêu dùng ư?
Nhưng làm thế nào họ có thể khiến chúng ta hào hứng tham gia?
Hai chiến lược hiệu quả nhất là “lỗi thời được sắp đặt” và “lỗi thời có ý thức”
“Sự lỗi thời được sắp đặt”
là tạo ra những hàng hoá trở nên vô dụng nhanh nhất có thể
để ta vứt đi và mua đồ mới.
Như túi nilon, ly nhựa, và cả những thứ lớn như:
chổi lau nhà, DVD, máy ảnh, cả vỉ nướng thịt. Mọi thứ! Kể cả máy tính.
Bạn có thấy hôm nay mới mua một cái máy tính mới
thì chỉ vài năm sau
nó đã trở nên lạc hậu.
Tò mò, có lần tôi mở máy tính ra xem. Và tôi phát hiện ra
vật thay đổi mỗi năm chỉ là một mẫu bé tí
nhưng không thể thay nó vì mỗi phiên bản lại mang một kiểu khác.
Nên đành phải bỏ hết và mua cái mới.
Tôi đã đọc những tờ báo những năm 50 khi sự lỗi thời sắp đặt
đang phổ biến. Các nhà thiết kế công khai điều đó.
Thậm chí họ thảo luận làm sao để sản phẩm hư hỏng thật nhanh
mà vẫn giữ được lòng tin khách hàng
khiến họ vẫn mua tiếp. Chuyện này thực sự có chủ ý.
Nhưng lỗi thời sắp đặt không thôi chưa đủ
vì vậy có thêm “sự lỗi thời có ý thức”
lỗi thời có ý thức thuyết phục ta vứt đi những thứ vẫn còn tốt
Họ làm điều đó thế nào? Họ thay đổi mẫu mã sản phẩm.
Nếu bạn mua đồ đạc được vài năm rồi
người ta cho rằng bạn chưa đóng góp gì vào mũi tên này.
Vì giá trị bản thân thể hiện qua cách đó, nên thật xấu hổ.
Ví dụ như, tôi đã dùng một cái màn hình màu trắng cồng kềnh
được 5 năm. Đồng nghiệp của tôi vừa mua một máy tính mới
màn hình phẳng, mỏng và sành điệu.
Nó hợp với máy tính, điện thoại, thậm chí cả ống đựng bút.
Cô ấy cứ như đang lái tàu vũ trụ, còn tôi,
trông như cái máy giặt.
Thời trang là một ví dụ khác. Bạn có biết vì sao gót giày phụ nữ
chuyển từ "mũm mỉm" sang "mình dây" mỗi năm? Không phải là vì đang có tranh cãi về
kiểu giày nào có lợi nhất cho sức khỏe mà vì mang giày đế to
trong khi mốt đang là gót nhỏ khiến bạn bị coi là không chịu mua sắm
vì thế bạn sẽ kém giá trị so với ai đi giày gót nhỏ
Điều này khiến ta cứ tiếp tục mua giày mới.
Quảng cáo và truyền thông đóng vai trò lớn trong việc này.
Mỗi người Mỹ là mục tiêu của 3.000 quảng cáo mỗi ngày.
Mỗi năm chúng ta xem quảng cáo hơn ông bà chúng ta xem cả đời.
Thế nên, 3.000 lần mỗi ngày, chúng ta bị nhắc là tóc hư, là da xấu
áo quần lỗi mối, xe cũ kĩ, rồi đồ đạc hỏng hóc.
Nhưng mọi thứ sẽ ổn nếu ta đi mua sắm.
Truyền thông đã giúp che giấu tất cả những điều này.
Nên điều duy nhất ta thấy ở nền kinh tế vật chất là mua sắm.
Khai thác, sản xuất rồi vứt đi. Tất cả diễn ra ngoài tầm mắt chúng ta.
Vậy nên, dù người ta sống sung túc hơn
chỉ số hạnh phúc lại giảm dần.
Chỉ số hạnh phúc người Mỹ cao nhất vào năm 50, cùng lúc trào lưu tiêu thụ bùng nổ.
Trùng hợp thú vị.
Tôi nghĩ tôi biết vì sao. Chúng ta có nhiều vật chất hơn
nhưng lại có ít thời gian cho những thứ thật sự làm ta hạnh phúc:
gia đình, bạn bè, thư giãn. Chúng ta làm việc nhiều hơn bao giờ hết.
Một số nhà phân tích cho rằng ta có ít thời gian nghỉ ngơi hơn cả thời phong kiến.
Bạn có biết hai hoạt động chính
mà ta thường làm trong thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi của mình?
Xem tivi và mua sắm!
Người Mỹ dành thời gian mua sắm nhiều gấp 3–4 lần
so với người châu Âu.
Ta đi làm, thậm chí làm 2 công việc, ta về nhà và kiệt sức.
Ta nằm phịch xuống và xem TV, rồi quảng cáo nhảy ra “Đồ lỗi thời!”
thế là lại đi mua sắm để thấy dễ chịu, và rồi làm việc nhiều hơn
để trả tiền mua đồ. Ta về nhà và thấy mệt hơn
lại ngồi xem TV, đi mua sắm.
cứ thế ta luẩn quẩn trong vòng quay “làm việc, xem TV, tiêu tiền.”
Mà rốt cuộc điều gì sẽ xảy ra với hàng tá đồ dùng đó?
Với tốc độ tiêu thụ này thì sao nhét hết vào nhà nổi
dù kích cỡ nhà cửa đã tăng gấp đôi
so với năm 70. Cách cuối cùng là bỏ chúng vào thùng rác.
Và chúng ta đến với khâu tiêu hủy, một phần của nền kinh tế vật chất.
Chắc bạn biết rõ khâu này vì ngày nào cũng vất rác.
Mỗi người Mỹ thải ra 2kg rác mỗi ngày.
Gấp đôi so với 30 năm trước.
Tất cả rác thải này được chôn ở một cái hố lớn.
hoặc nếu không may, rác sẽ bị đốt trước khi chôn.
Cách nào thì cũng làm ô nhiễm đất, nước, không khí và gây biến đổi khí hậu.
Đốt là cách xử lý rác độc hại.
Bạn có nhớ chất độc ở khâu sản xuất?
Đốt rác thải chúng vào không khí.
Thậm chí còn tạo ra những chất siêu độc như dioxin.
Dioxin là chất độc nhất do con người tạo ra.
Và việc đốt rác là nguồn sản sinh dioxin số một.
Có nghĩa là chúng ta có thể xóa sổ chất độc số một này
đơn giản bằng cách ngừng đốt rác.
Tuy nhiên, một số công ty không muốn xây dựng nhà máy xử lý rác.
Nên họ “xuất khẩu” rác đi nơi khác. Vậy còn tái chế?
Có. Tái chế giúp giảm bớt rác thải ở đây.
và giảm bớt nhu cầu khai thác tài nguyên mới ở đây.
Phải, chúng ta nên tái chế. Nhưng tái chế thôi thì chưa đủ
và sẽ không bao giờ đủ cả. Vì vài lí do.
Đầu tiên, những thứ chúng ta vứt đi chỉ là một phần rất nhỏ.
Cứ mỗi thùng rác bạn vứt đi,
thì có đến 70 thùng rác đã được tạo ra
chỉ để làm ra thùng rác bạn vừa bỏ đi.
Nên nếu có tái chế hết 100% rác thải của mình
thì cũng mới giải quyết phần nhỏ vấn đề. Hơn nữa, phần nhiều rác thải không tái chế được
vì nó chứa quá nhiều chất độc hay nó được chế tạo để không tái chế được.
Ví dụ như hộp nước ngọt, tạo nên từ các lớp kim loại, giấy và nhựa
dính chặt với nhau. Không thể nào tách chúng ra để tái chế.
Cả hệ thống này đang khủng hoảng. Từ đầu đến cuối chúng ta đang tiến đến những giới hạn.
Từ sự biến đổi khí hậu đến suy giảm hạnh phúc. Hệ thống này không hiệu quả.
Nhưng may mắn là trong hệ thống này còn có nhiều điểm
chúng ta có thể khắc phục được.
Có những người đang làm việc ở đây để bảo vệ rừng, sản xuất đồ sạch.
Những người khác hoạt động vì quyền lợi công nhân và bình đẳng thương mại
nâng cao ý thức mua sắm và giảm rác thải.
Và hơn hết, có những người hoạt động để
Nhà nước thật sự là do dân và vì dân.
Tất cả công việc này là tối quan trọng Nhưng mọi việc chỉ thực sự thay đổi
khi chúng ta ý thức được sự kết nối và nhìn thấy bức tranh toàn cảnh,
khi tất cả mọi người đoàn kết lại, chúng ta có thể cải cách hệ thống một chiều này
thành một hệ thống mới không làm lãng phí tài nguyên và con người.
Cái ta thực sự cần loại bỏ là lối suy nghĩ lạc hậu “hãy vứt bỏ”.
Cần có cách nhìn mới về việc này dựa trên sự bền vững và cân bằng.
Những quan niệm mới: hóa chất sạch, không rác thải, sản xuất khép kín,
năng lượng tái chế, kinh tế địa phương tự cung cấp.
Những điều này thật sự đang diễn ra. Có người cho rằng nó không thực tế, quá lí tưởng để thành sự thật.
Nhưng tôi cho rằng những người muốn bước tiếp trên con đường cũ mới là không thực tế.
Chính họ mới viển vông.
Hãy nhớ rằng con đường cũ ấy không tự sinh ra. Chúng ta không chấp nhận nó như lực hấp dẫn.
Người ta đã tạo ra nó. Và bản thân chúng ta cũng là con người. Vì vậy, hãy cùng tạo nên những điều mới mẻ.
Chuyện Đồ Đạc (The Story of Stuff) được thực hiện bởi một nhóm người Mỹ năm 2007 và được phổ biến miễn phí trên mạng Internet.
Đến giữa năm 2009, video này đã được dịch ra trên 10 thứ tiếng và nhận hơn 100 triệu lượt xem.
Bản dịch tiếng Việt này được thực hiện bởi:
Nhóm Nhiệt Huyết (Đà Nẵng)
CLB Tiếng Anh và Môi Trường (Talking Green Club — Hà Nội)
với sự điều phối của Thế Hệ Xanh (Green Generation — Hà Nội)
và sự cố vấn của Th.S. David Brown.
Mong các bạn xem và giới thiệu Chuyện Đồ Đạc tới những người xung quanh.
Để biết thêm thông tin và tham gia thảo luận,
mời các bạn truy cập trang web: www.thehexanh.org